Mobile app development - Lựa chọn Cross-platform frameworks hay Native development

Nếu cậu đang quan tâm tới lĩnh vực phát triển ứng dụng di động nhưng đang phân vân việc lựa chọn giữa cross-platform frameworks hay native development để theo đuổi thì bài viết này giành cho cậu! Đây là một đề tài thú vị với nhiều yếu tố cần được xem xét. Chúng mình cùng tìm hiểu qua một số luận điểm sau nhé:

Mobile app development - Lựa chọn Cross-platform frameworks hay Native development



CROSS-PLATFORM FRAMEWORKS (NHƯ REACT NATIVE, FLUTTER, XAMARIN)

Ưu Điểm:
  • Tốc độ phát triển nhanh: Code một lần và chạy trên nhiều nền tảng giúp thời gian triển khai ứng dụng nhanh hơn.
  • Chi phí phấp hơn: Cậu không cần một đội ngũ lớn gồm các lập trình viên chuyên biệt cho từng nền tảng.
  • Consistency: Dễ dàng duy trì tính nhất quán về giao diện và trải nghiệm người dùng trên các nền tảng.
  • Cộng đồng lớn: Những frameworks phổ biến như React Native và Flutter có cộng đồng lớn và sự hỗ trợ đắc lực từ các công ty lớn như Facebook và Google.
Nhược Điểm:
  • Performance: Dù đã được cải thiện rất nhiều, nhưng cross-platform apps vẫn có thể không mượt mà như native apps, đặc biệt với các ứng dụng nhiều tương tác hoặc đòi hỏi tài nguyên hệ thống cao.
  • Hạn chế truy cập API: Phụ thuộc vào framework và thư viện của bên thứ ba có thể khiến việc truy cập một số API native trở nên khó khăn.
  • Kích thước ứng dụng: Các ứng dụng cross-platform thường nặng hơn do cần tích hợp cả hai nền tảng.

NATIVE DEVELOPMENT (SWIFT CHO IOS, KOTLIN/JAVA CHO ANDROID)

Ưu Điểm:
  • Optimized performance: Ứng dụng native đem lại hiệu suất tối ưu vì nó được viết riêng cho hệ điều hành và phần cứng.
  • Truy cập đầy đủ API: Các nhà phát triển có thể sử dụng đầy đủ các tính năng của hệ điều hành mà không phải chờ đợi cập nhật từ framework cross-platform.
  • UX/UI đặc trưng: Tuân theo các hướng dẫn thiết kế cụ thể của từng nền tảng, tạo nên trải nghiệm người dùng mượt mà và quen thuộc.
  • Cụ thể hoá công việc: Khả năng đơn giản hoá công việc với quy trình, công cụ và ngôn ngữ được tối ưu cho từng nền tảng.
Nhược Điểm:
  • Thời gian và chi phí cao: Phát triển riêng cho từng hệ điều hành đồng nghĩa với thời gian và chi phí tăng lên.
  • Duplicate efforts: Cần nỗ lực đồng bộ và duy trì codebase riêng biệt cho từng nền tảng.
  • Nhu cầu về nhân lực: Cần lập trình viên chuyên biệt cho mỗi hệ điều hành, điều này có thể khó khăn cho các startup và doanh nghiệp nhỏ.
Nhược điểm này cũng có thể coi là điều may mắn với chúng mình vì nó sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho dev


Cuối cùng, quyết định lựa chọn giữa cross-platform và native phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực, và yêu cầu cụ thể của dự án cậu muốn theo đuổi. Nếu mục tiêu là nhanh chóng ra mắt sản phẩm và chi phí thấp, cross-platform là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu yêu cầu cao về hiệu suất và trải nghiệm người dùng tự nhiên nhất, native development sẽ là phương án tối ưu.

ÀAAAAA, và dĩ nhiên, không quên kể về niềm đam mê đối với công việc nha, đam mê chính là động lực giúp cậu không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng. Đừng ngại chia sẻ với cộng đồng, tham gia thảo luận và không ngừng update kiến thức mới NHÉ
Design by @KiMiDev

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét, chúng tôi sẽ quay lại và trả lời cho bạn sớm nhất có thể !!!

Mới hơn Cũ hơn

Nhận xét Mới